vien

Blog

Hội An bình yên trước đại dịch Covid-19

Bạn đã từng bao giờ đến Hội An vào những lúc nơi đây thật sự vắng lặng, yên bình như nó đã từng vốn có chưa? Vùng đất kì lạ thu hút hàng vạn con người Phương Tây và khách thập phương khi đến vùng quê bình yên này, ắt hẳn sẽ có những điều đặc biệt đang hiện hữu nơi đây, Cùng Odayaka Vietnam đi tìm lời đáp nhé.

Hội An Bình Yên

Lò  gạch cũ Duy Vinh (ảnh Sơn Tùng)

LÒ gạch cũ - Duy Vinh - Duy Xuyên - QUẢNG NAM

Một địa điểm thú vị nằm cách Phố Cổ Hội An không quá xa, đường mới đi chỉ khoảng 6km, cái mình thích nhất khi đến đây là sự yên bình của nơi này, là một cánh đồng xanh bao la, mây thành từng khối để rồi chiếc lò gạch cổ kính như mọc lên giữa đồng, làm người ta liên tưởng tới một cảnh tượng như trong Ghibli vậy, Ai ngán cái đông đúc ở phố Cổ, thì mò ra đây, đường đi cũng lắm cảnh vật hay ho.

 CÁCH ĐI:

Nếu tra Google map, bạn tìm Cafe LÒ GẠCH CŨ - Lena Farmstay ạ nó sẽ chỉ các bạn đi xe máy hoặc xe hơi đi đường quốc lộ xa gần 20 km, thì đừng có đi đường đó, chọn đường đi bộ, đi qua phía cầu Cẩm Kim, qua cái cầu sắt ấy đi một tẹo là tới. À đi bằng xe máy nha, có mấy đoạn đi đường nhỏ sợ xe hơi khó vào đó. ( theo nhân vật trải nghiệm Sơn Tùng)

Hội An Bình Yên

Đường phố cổ Hội An vắng bóng du khách trước thông báo giãn cách xã hội covid 19

NGUỒN GỐC TÊN MÓN "CAO LẦU"

Những ngày dịch bùng phát này, cũng là dịp để cái thằng như tôi chậm rãi lại, có thời gian hơn ngồi nói chuyện với các cô các chú các bạn xứ Quảng, hay những người vì yêu cái đất miền Trung nắng cháy này mà kẹt nơi đây. Hôm nay, lại tìm hiểu thêm được một chút thú vị về cái tên "Cao Lầu" món ăn gắn liền với đất Hội An.

Ngày xưa, vốn dĩ Hội An nổi tiếng là một trong những cảng biển đầu tiên của nước Việt, từng là một thương cảng quốc tế sầm uất. Vào khoảng thế kỷ 16-17, khi cảng biển bắt đầu được khai thông, các nhà hàng dọc bờ cảng thông thường có 2 tầng, những người thương nhân sẽ được phục vụ ở tầng trên, lý do là để vừa ăn vừa nhìn trông hàng hoá ở tàu neo phía dưới. Món mì đặc biệt của nơi này cũng là thứ những nguời thương nhân ấy hay gọi nhất, riết rồi thành quen, người ta đặt luôn tên món là "Cao Lầu" ý nghĩa là món ăn của mấy ông ngồi trên lầu cao gọi... Cái tên món "Cao lầu" bắt đầu từ đó.

Hội An Bình Yên Trước Đại Dịch Covid-19

Nhân vật trải nghiệm Sơn Tùng

Chả biết có phải là duyên, mà thành ra mình lại có cơ hội cùng anh em miền Trung, Đà Nẵng - Quảng Nam chung tay gồng mình chịu đựng đợt dịch thứ 2 này. Những ngày ngắc ngoải cố gắng, những ngày mà phố Cổ Hội An tìm đâu đâu chẳng thấy bóng người, đường xá cũng vì thế mà vắng tanh vắng ngắt... như mình ở yên trong nhà, book đồ ăn cũng đã là khó.

Hội An Bình Yên Trước Đại Dịch Covid-19

Dễ gì bạn bắt gặp được chùa Cầu không đông người qua lại như lúc này

PHỐ CỔ HỘI AN NHỮNG NGÀY GIÃN CÁCH

Chính những thời điểm khó khăn này, người ta mới có cơ hội nhìn một phố cổ Hội An thật yên bình vắng lặng, 2 ông bạn già nhìn nhau nói chuyện giãn cách hẳn. Con kênh ở chùa cầu. Hay dăm ba cô chú chở ít lương thực vào tiếp tế cho vùng bị cách ly, dễ thương, lạ lắm.

Hội An Bình Yên Trước Đại Dịch Covid-19

Hai ông lớn tuổi tám với nhau ngăn cách bởi con kênh

Hội An Bình Yên Trước Đại Dịch Covid-19

Vắng lặng như sáng ban mai.

Hội An Bình Yên Trước Đại Dịch Covid-19

Ảnh Lò Gạch Duy Vinh tác giả Sơn Tùng nhân vật trải nghiệm

Trong chuyến đi vi vu miền Trung đợt này anh Nguyễn Sơn Tùng đã có một kì nghỉ đặc biệt khi vừa đặt chân đến phố cổ Hội An. Ngay ngày hôm sau anh đã bị mắc kẹt tại đây trước diễn biến phức tạp của dịch bệnh, khi Thành phố ĐN thông báo phong tỏa cách li thành phố, khách du lịch ồ ạt kéo đến sân bay để kịp bắt chuyến bay cuối cùng rời khỏi tâm dịch. Còn anh thì quyết định chọn ở lại đồng hành cùng người dân nơi đây, vì lẽ ấy mà anh đã có những trải nghiệm và hình ảnh đẹp tại phố cổ Hội An trong thời kì đại dịch covid-19. 

Odayaka Vietnam cám ơn những sẽ chia và hình ảnh từ anh Nguyễn Sơn Tùng.

Hội An Bình Yên Trước Đại Dịch Covid-19

Ảnh đang ngắm cái gì kia hổng biết nữa.